Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Khu công nghiệp và Khu kinh tế của Việt Nam

Chiều 21/12/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Khu công nghiệp và Khu kinh tế của Việt Nam qua hình thức trực tuyến.

Tham dự diễn đàn gồm có các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp; đại diện UBND và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp tỉnh; đại diện một số bộ, ngành liên quan; một số tổ chức quốc tế; cơ quan xúc tiến đầu tư Việt Nam ở nước ngoài và một số cơ quan truyền thông, báo chí.

Sau khai mạc diễn đàn của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các diễn giả đã lần lượt trình bày 10 chuyên đề về hai nhóm chủ đề “thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế bối cảnh hậu COVID”“cơ hội đầu tư từ các mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới”. Cụ thể là:

1. Môi trường đầu tư Việt Nam và một số khuyến nghị chính sách - Góc nhìn từ các doanh nghiệp Nhật Bảnng Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội);

2. Tổng quan về phát triển và định hướng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế ng Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

3. Chính sách hỗ trợ đối với khu vực sản xuất để thúc đẩy phục hồi sau dịch bệnh (bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

4. Chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay và sau dịch bệnhng Phạm Như Ánh - Thành viên Ban điều hành Ngân hàng TMCP Quân đội);

5. Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam (bà Phạm Thị Quỳnh Ngọc - Giám đốc Tư vấn pháp lý, Công ty Luật TNHH KPMG);

6. Mô hình khu công nghiệp sinh thái gắn với phát triển bền vững (lãnh đạo Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, thành phố Hải Phòng);

7. Phát triển khu công nghiệp kỹ thuật caong Phạm Văn Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần khu công nghiệp An Phát);

8. Khu công nghiệp, khu kinh tế gắn với phát triển quy hoạch đô thị và dịch vụ tiện ích cho người lao độngng Bùi Đăng Thoan - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh);

9. Phát triển khu công nghiệp đón dòng vốn FDI sau đại dịch (bà Nguyễn Thị Thu Hương - Phó Giám đốc Công ty kinh doanh bất động sản Viglacera);

10. Mô hình Khu công nghiệp chuyên ngành về công nghệ thông tinại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Diễn đàn ghi nhận quá trình phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Toàn quốc hiện có 395 Khu công nghiệp, Khu kinh tế (bao gồm 350 Khu công nghiệp nằm ngoài các Khu kinh tế, 37 Khu công nghiệp nằm trong các Khu kinh tế ven biển, 8 Khu công nghiệp nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu) được thành lập với tổng diện tích hơn 123 nghìn ha; có 291 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 87,1 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp đi vào hoạt động đạt 70,9%. Có 18 Khu kinh tế ven biển đã được thành lập với tổng diện tích 857,6 nghìn ha; diện tích cho thuê các dự án trong Khu kinh tế đạt trên 33/99,2 nghìn ha.

Về thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế (tính đến cuối tháng 10/2021): 10.996 dự án FDI (230,2 tỷ USD), vốn đầu tư thực hiện khoảng 69%; 10.211 dự án trong nước (2,54 triệu tỷ đồng), vốn thực hiện đạt khoảng 46,5%. Một số dự án lớn như các dự án của Tập đoàn Samsung (khoảng 17 tỷ USD), dự án của LG (1,5 tỷ USD), Formossa (12 tỷ USD), Vingroup, Sungroup, Trường Hải, Hòa Phát…

Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm đến nay cho thấy kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế đạt 138 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 55% kim ngạch xuất khẩu của cả nước); đóng góp vào Ngân sách Nhà nước hơn 137 nghìn tỷ đồng; tạo việc làm cho 4 triệu lao động, chiếm 6,8% lực lượng lao động của cả nước, trong đó tính riêng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 22%.

Định hướng phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế của Việt Nam sẽ là: Phát triển về số lượng và quy mô Khu công nghiệp, Khu kinh tế phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành. Hình thành hệ thống Khu công nghiệp nòng cốt, các Khu kinh tế trọng điểm với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Phát triển các loại hình Khu công nghiệp sinh thái, Khu công nghiệp hỗ trợ, Khu công nghiệp chuyên ngành, Khu công nghiệp công nghệ cao tại khu vực đồng bằng để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị. Phát triển các Khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tại khu vực nông thôn, miền núi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến (lương thực, thực phẩm, nông, lâm, thủy, hải sản), các ngành sử dụng nhiều lao động (dệt may, da giày). Tiến tới cân bằng trong phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế để giảm áp lực về giao thông, đô thị, môi trường và hạ tầng xã hội. Hạn chế phát triển Khu công nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Thúc đẩy phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Chuyển dịch cơ cấu dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường; sử dụng ít tài nguyên (đất đai, nước...), năng lượng, lao động. Đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, Khu kinh tế. Khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng, phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế.

Các ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế gồm: Thiết bị, linh kiện điện tử; Năng lượng; Công nghiệp hỗ trợ; Công nghiệp ô tô, cơ khí chế tạo; Logistics (cảng biển, hàng không, kho bãi); Thiết bị y tế, chế biến lương thực, thực phẩm; Dệt may, da giầy; Hàng tiêu dùng và bán lẻ; Công nghệ cao; Khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo; Chuyển giao công nghệ; Nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng; Công nghệ thông tin; Bất động sản nghỉ dưỡng; Nghiên cứu và phát triển; Cơ sở hạ tầng.

Tại phần thảo luận, các đại biểu tham dự diễn đàn đã tương tác, trao đổi, giải đáp tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách và cơ hội, định hướng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế. Kết thúc diễn đàn lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế bền vững gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023, khẳng định quyết tâm thu hút đầu tư của Việt Nam là:

(1) Tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người lao động trong doanh nghiệp và các giải pháp về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển;

(2) Thực hiện hiệu quả các chính sách tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp như miễn, giảm thuế, phí, các khoản phải nộp, giảm lãi suất cho vay;

(3) Tiếp tục chính sách giãn, hoãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp, thực hiện chính sách cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp trong những ngành nghề bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19 và những nhóm ngành trọng tâm ưu tiên phát triển để tạo đà phục hồi cho kinh tế;

(4) Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính qua Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nguồn vốn ưu đãi khác; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo;

(5) Hỗ trợ tái cấu trúc lao động; hỗ trợ thu hút, đào tạo lại lao động cho doanh nghiệp; tái cấu trúc doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp; hỗ trợ quản trị rủi ro.

Trần Thị Thùy – Phòng Quản lý QHXD & Đầu tư






Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập