Bộ Công Thương chỉ thị tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng
Đó
là nội dung chính trong Chỉ thị 10/CT-BCT ngày 23/8/2021 của Bộ Công Thương về tăng
cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản
xuất và tiêu dùng trong nước.
Theo
đánh giá của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng đầu năm
2021 đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị trường trong và ngoài
nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu
tố tích cực, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược, có ý
nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như xăng dầu, than
đá, sắt thép, phân bón… đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi,
đánh giá; cụ thể như: việc nhập khẩu một số mặt hàng tăng rất mạnh trong khi
những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu (như xăng
dầu, than đá, gạo); một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được
xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong
nước (như sắt thép, phân bón).
Để
góp phần ổn định giá cả, thị trường, qua đó hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong
nước trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ trưởng Bộ
Công Thương yêu cầu:
(1)
Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến
nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm,
có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước,
hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.
(2)
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng
công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón ưu
tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản
xuất trong nước;
(3)
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu xăng dầu, các doanh nghiệp nhập khẩu đường chia sẻ với hoạt động của
các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ưu tiên sử dụng nguồn hàng trong nước
thay thế cho nguồn hàng nhập khẩu.
Cần tăng công suất sản xuất thép để giảm
giá thành thép thành phẩm
Ngoài
ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ rà soát tình
hình xuất khẩu, nhập khẩu, cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đó
đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với
các mặt hàng cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước khẩn trương báo
cáo Bộ trưởng trước ngày 30/8/2021.
Cao Bá Quý – BQL Khu kinh tế